Visa (còn gọi là thị thực nhập cảnh) là một loại chứng nhận quan trọng do chính phủ một nước cấp cho người nước ngoài muốn đến nước họ. Thông thuờng visa được cấp bằng cách đóng vào sổ hộ chiếu. Trứơc đây do các nước chưa bình thường hóa quan hệ với VN, ViIệt Kiều về nước thường đựơc cấp một visa rời.
Tại Việt nam, visa nhập cảnh được cấp cho người nước ngoài có thể phân biệt các loại:
1. Visa du lịch – Tourist Visa : có giá trị 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho khách du lịch, được quyền nhập xuất cảnh một lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
2. Visa thương mại – Business Visa: có giá trị từ 90 ngày đến 180 ngày kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến kinh doanh hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư, được quyền nhập xuất cảnh nhiều lần qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
3. Giấy phép tạm trú -Temporary Residence Permit có giá trị từ một năm kể từ ngày nhập cảnh, thường được cấp cho người nước ngoài đến làm việc thường xuyên hoặc đầu tư, được quyền nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế. Có thể được gia hạn nếu có lý do chính đáng.
Giấy tờ cần thiết khi nhập cảnh – Người nước ngoài, người không quốc tịch, người Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu;
- Thị thực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp được miễn thị thực.
Giá trị của thị thực Việt Nam – Thị thực Việt Nam có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam như sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng…
Hình thức cấp thị thực – Thị thực được cấp ngay vào hộ chiếu của người nước ngoài. Tuy nhiên, thị thực có thể được cấp thành tờ rời kèm theo hộ chiếu trong các trường hợp sau:
- Hộ chiếu đã hết trang cấp thị thực mà chưa kịp đổi hộ chiếu mới;
- Hộ chiếu của nước chưa có quan hệ ngoại giao, lãnh sự với Việt Nam;
- Vì lý do an ninh hoặc vì lý do ngoại giao.
Thời hạn thị thực Việt Nam – Thời hạn của thị thực Việt Nam bao gồm ba mức: 15 ngày, không quá 6 tháng và không quá 12 tháng. Thị thực có thể được sử dụng một lần hoặc nhiều lần. Thị thực một lần là thị thực có giá trị sử dụng cho một lần nhập cảnh. Thị thực nhiều lần là thị thực có giá trị sử dụng cho nhiều lần nhập cảnh hoặc xuất cảnh.
Thị thực không quá 12 tháng – Thị thực có giá trị không quá 12 tháng được cấp cho người nước ngoài được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt nam để:
- Thực hiện các dự án đầu tư hoặc các hợp đồng ký kết với các cơ quan, tổ chức Việt Nam;
- Làm việc tại các cơ quan đại diện ngoại giao và các cơ quan nước ngoài khác tại Việt Nam;
- Thân nhân ruột thịt cùng đi với các đối tượng nói trên.
Thị thực không quá 6 tháng – Thị thực một lần hoặc nhiều lần có giá trị không quá 6 tháng được cấp cho người được cơ quan, tổ chức, cá nhân mời vào Việt Nam không thuộc đối tượng được cấp thị thực có thời hạn không quá 12 tháng như đề cập ở trên.
Thị thực có giá trị 15 ngày – Khi không có cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời, người xin nhập cảnh vào Việt Nam chỉ được cấp thị thực một lần có giá trị 15 ngày.
Gia hạn thị thực Việt Nam – Thị thực Việt Nam không được gia hạn. Do vậy, khi thị thực hết hạn, nếu người mang thị thực có nhu cầu tiếp tục nhập cảnh, xuất cảnh Việt Nam thì phải làm thủ tục xin cấp thị thực mới.
Xin cấp thị thực tại Bộ Ngoại giao – Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao sẽ xem xét và thông báo cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài được các cơ quan nhà nước Việt Nam, cơ quan ngoại giao, lãnh sự của nước ngoài ở Việt Nam, cơ quan nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế ở Việt Nam mời. Trong trường hợp này, cơ quan mời phải làm thủ tục xin thị thực cho người nước ngoài được mời.
Xin cấp thị thực tại Sở Ngoại vụ – Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh được ủy quyền xem xét và thông báo cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho người nước ngoài trong các trường hợp thuộc thẩm quyền của Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao.
Xin cấp thị thực tại Bộ Công an – Đối với các trường hợp khác, việc xin cấp thị thực sẽ được thực hiện tại Bộ Công an. Bộ Công an sẽ xem xét và thông báo cho cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực cho đối tượng được mời. Tuy nhiên, trong trường hợp này, tổ chức, cá nhân mời phải làm thủ tục xin thị thực cho người nước ngoài được mời.
Cấp thị thực tại cơ quan ngoại giao – Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực như sau:
- Nếu người nước ngoài được cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam mời thì cơ quan, tổ chức, cá nhân mời sẽ làm thủ tục xin cấp thị thực tại một trong 3 cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ hoặc Bộ Công an. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam sẽ căn cứ vào thông báo của cơ quan trong nước để cấp thị thực cho khách.
- Nếu không được mời, thì người nước ngoài trực tiếp đến cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sụ của Việt Nam ở nước mình để xin cấp thị thực.
Cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế – Thị thực Việt Nam có thể được cấp cho người nước ngoài tại cửa khẩu quốc tế của Việt Nam trong những trường hợp sau:
- Vào dự tang lễ thân nhân, thăm thân nhân đang bị ốm nặng
- Xuất phát từ nước không có cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam;
- Vào du lịch theo chương trình do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam tổ chức.
- Vào hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp cho công trình, dự án; cấp cứu người bị bệnh nặng, người bị tai nạn; cứu hộ thiên tải, dịch bệnh ở Việt Nam; và
- Vì lý do khẩn cấp khác.
Thời hạn cấp thị thực – Theo các quy định hiện hành, đơn xin cấp thị thực sẽ được trả lời trong thời hạn không quá 5 ngày, kể từ ngày nhận được đơn.
Trường hợp người nước ngoài xin thị thực ở cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài mà không được cơ quan, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam mời thì thời hạn trên chỉ có 3 ngày.
Sửa đổi thị thực Việt Nam – Nếu thị thực bị sai sót do lỗi kỹ thuật, cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài sẽ sửa đổi ngay trong ngày làm việc. Nếu người nước ngoài yêu cầu sửa đổi loại thị thực, thời hạn thị thực hoặc mục đích nhập cảnh thì phải làm thủ tục như xin cấp thị thực mới.
Chuyển thị thực sang hộ chiếu mới – Người nước ngoài có thể xin chuyển thị thực còn giá trị sử dụng từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới. Cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực vào hộ chiếu mới với thời hạn, số lần nhập cảnh và ký hiệu thị thực như đã cấp ở hộ chiếu cũ. Việc chuyển thị thực sẽ được giải quyết trong thời hạn 2 ngày làm việc.
Trường hợp được miễn thị thực – Người nước ngoài được miễn thị thực nhập cảnh vào Việt Nam trong một số trường hợp sau:
- Là công dân của nước đã ký với Việt Nam điều ước quốc tế trong đó có quy định miễn thị thực;
- Là người có Thẻ thường trú tại Việt Nam;
- Là người có Thẻ tạm trú còn giá trị sử dụng tại Việt Nam,
- Quá cảnh qua Việt Nam
Lệ phí cấp thị thực Việt Nam – Theo các quy định hiện hành, lệ phí cấp thị thực có giá trị một lần là 45 đô-la Mỹ, lệ phí cấp thị thực có giá trị nhiều lần dưới 1 tháng là 65 đô la mỹ, lệ phí cấp thị thực có giá trị nhiều lần dưới 6 tháng là 95 đô-la Mỹ và lệ phí cấp thị thực có giá trị nhiều lần từ 6 tháng trở lên là 135 đô-la Mỹ.
Thị thực đối với trẻ em đi kèm – Trẻ em người nước ngoài dưới 14 tuổi đi kèm với người lớn thì không phải làm riêng thủ tục xin cấp thị thực mà khai báo kèm theo trong đơn xin cấp thị thực của người dẫn đi.
Thị thực của thân nhân đi kèm – Những người lớn trong gia đình đi kèm với người nước ngoài thì làm thủ tục xin cấp thị thực độc lập cho từng người, trừ các trường hợp được miễn thị thực.
Đối tượng được mời người nước ngoài – Theo pháp luật hiện hành, các đối tượng sau đây sẽ được phép mời người nước ngoài vào Việt Nam:
- Cơ quan, tổ chức Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam;
- Công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
Tổ chức được mời người nước ngoài – Các tổ chức sau đây được phép mời người nước ngoài vào Việt Nam:
- Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài;
- Cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc;
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam;
- Chi nhánh các công ty nước ngoài;
- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài đặt tại Việt Nam;
- Cơ quan, tổ chức khác được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Chứng minh tư cách pháp lý – Các doanh nghiệp, chi nhánh các công ty nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa của nước ngoài đặt tại Việt Nam và một số tổ chức khác khi làm thủ tục xin thị thực mời người nước ngoài vào Việt Nam phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của mình. Việc nộp hồ sơ trên chỉ cần thực hiện một lần.
Cá nhân mời người nước ngoài – Những người sau được mời người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích thăm viếng:
- Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam;
- Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam;
- Người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên.
Đơn xin cấp thị thực – Khi làm thủ tục mời người nước ngoài vào Việt Nam, đơn xin thị thực cho khách mời của công dân Việt Nam và người nước ngoài thường trú tại Việt Nam phải có xác nhận của ủy ban nhân dân phường, xã nơi cư trú.
- Đơn của người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam từ 6 tháng trở lên phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc học tập.
- Nhập cảnh với mục đích đặc biệt – Người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích đặc biệt phải được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể là:
– Vào hoạt động tôn giáo phải được sự đồng ý của Ban Tôn giáo của Chính phủ;
– Vào hoạt động liên quan đến vấn đề dân tộc phải được sự đồng ý của Ủy ban Dân tộc và Miền núi;
– Vào hoạt động thông tin, báo chí phải được sự đồng ý của Bộ Ngoại giao và Bộ Văn hóa – Thông tin. Tuy nhiên, người nước ngoài vào Việt Nam hoạt động tôn giáo, dân tộc, thông tin báo chí sẽ không phải xin ý kiến của các cơ quan chức năng nếu nhập cảnh vào Việt Nam theo lời mời của các cơ quan nhà nước của Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức quốc tế liên chính phủ đặt tại Việt Nam.
Trường hợp không được nhập cảnh – Người nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
- Không có hộ chiếu và/hoặc thị thực;
- Giả mạo giấy tờ, cố ý khai sai sự thật khi làm thủ tục xin nhập cảnh;
- Vì lý do phòng, chống dịch bệnh;
- Vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam trong lần nhập cảnh trước;
- Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và lý do đặc biệt khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an.
Công dân Việt nam muốn nhập cảnh các nước phải liên hệ với văn phòng đại diện (Ðại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự) của nước đó tại nơi gần nhất để xin visa nhập cảnh vào nước đó. Việc trước tiên là Bạn phải có hộ chiếu do chính phủ Việtnam cấp trước khi xin visa này.
Bình Luận Bài Viết